Điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật Bản – không quá phức tạp

dieuchinhthuecuoinam

Làm việc ở Nhật, cuối năm ngoài đi ăn 忘年会 (ぼうねんかい) rôm rả ra, thì mọi người cũng bàn tán, lo chuẩn bị giấy tờ thủ tục để điều chỉnh thuế cuối năm cũng rôm rả.

Từ “Điều chỉnh thuế cuối năm” tiếng Nhật là 年末調整 (ねんまつちょうせい) có lẽ đây là việc làm đặc thù ở Nhật.

Vì sao lại có điều chỉnh thuế cuối năm ở Nhật?

Ở Nhật khi đi làm, hàng tháng kế toán công ty khi làm lương sẽ căn cứ vào thu nhập năm trước của bạn rồi tính tỷ lệ thuế cần phải nộp theo từng tháng, và sẽ tạm đóng thuế hàng tháng trước.

Tới cuối năm sẽ chốt lại xem năm đó số tiền thuế đã đóng thừa hay thiếu. Thừa thì sẽ nhận lại phần thừa, thiếu thì cần đóng thêm phần thiếu. Điều chỉnh thuế cuối năm chính là xác định năm đó thừa thiếu bao nhiêu tiền thuế.

Phải đóng những loại thuế nào?

Khi đi làm có thu nhập thì có nghĩa vụ phải đóng thuế, thường là 2 loại thuế:

所得税 – Thuế thu nhập

住民税 – Thuế thị dân

 

Cách điều chỉnh thuế cuối năm

☞ Cách 1: Công ty sẽ làm giúp bạn

☞ Cách 2: Bạn tự đi làm thủ tục ở sở thuế

 

Để giảm trừ số tiền thuế phải đóng thì làm như thế nào?

Bằng cách tăng người phụ thuộc thì số tiền thuế bạn sẽ phải đóng sẽ ít đi.

Để đăng ký người phụ thuộc thì cần có giấy tờ chứng minh:

❖ Giấy chuyển tiền cho người phụ thuộc: Người phụ thuộc là Bố, Mẹ, anh, chị, em, ông bà,..

❖ Giấy chứng nhận thân nhân (như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,..) những giấy tờ trên không cần dịch công chứng như ở Việt Nam, bạn tự dịch hoặc nhờ ai đó dịch, rồi viết tên người dịch vào là được.

 

Về số tiền chuyển về Việt Nam cho người phụ thuộc, thì 1 năm nên gửi tối thiểu là trên 10 man (chưa bao gồm tiền phí gửi)

 

Tự bản thân đi điều chỉnh thuế ở sở thuế cũng được không vấn đề gì, tuy nhiên nếu công ty làm giúp thì nên để công ty làm giúp.

Tuy nhiên nhiều công ty làm thủ tục điều chỉnh thuế khá sớm, đầu tháng 11 đã phải nộp giấy tờ rồi, vì thế bạn nên sắp xếp gửi tiền về Việt Nam sớm trước khi làm thủ tục.

 

Nhiều công ty thuê các dịch vụ hệ thống trên internet để làm thủ tục điều chỉnh thuế cuối năm cho nhân viên, vì thế không cần viết trên giấy viết tay.

Còn với những công ty vẫn làm trên giấy viết tay thì cần tự viết trên giấy, các mẫu giấy viết tay có thể download từ trang của Cục thuế quốc gia (năm 2020)

a) mẫu 給与所得者の扶養控除等(異動)申告書

https://www.nta.go.jp/taxes/tetsuzuki/shinsei/annai/gensen/pdf/r2bun_01.pdf

mẫu 給与所得者の扶養控除等(異動)申告書 bằng tiếng Việt

https://www.nta.go.jp/taxes/tetsuzuki/shinsei/annai/gensen/pdf/r02_01_vi.pdf

giam tru thue o nhat

 

 

b) mẫu 給与所得者の保険料控除の申告

https://www.nta.go.jp/taxes/tetsuzuki/shinsei/annai/gensen/pdf/r2bun_06.pdf

Tiếng Việt

https://www.nta.go.jp/taxes/tetsuzuki/shinsei/annai/gensen/pdf/r02_05_vi.pdf

 

c) mẫu 給与所得者の基礎控除、配偶者(特別)控除及び所得金額調整控除の申告

https://www.nta.go.jp/taxes/tetsuzuki/shinsei/annai/gensen/pdf/1648_73_r02.pdf

Tiếng Việt:

https://www.nta.go.jp/taxes/tetsuzuki/shinsei/annai/gensen/pdf/1648_73_gaikokugo09.pdf

 

Gửi tiền từ Nhật về Việt Nam thì có nhiều phương pháp, ví dụ như dùng thẻ SBI, chuyển qua bưu điện Nhật bản, chuyển qua dịch vụ chuyển tiền Dcom, dịch vụ chuyển tiền Seven Bank.

 

Nếu trong các năm trước đó bạn có gửi tiề về cho Bố Mẹ nhưng chưa làm thủ tục giảm trừ thuế, mà vẫn còn giữ giấy tờ chuyển tiền thì có thể tự lên sở thuế (税務署) để làm thủ tục hoàn thuế trong vòng 5 năm trở về trước.

Trong trường hợp công ty không làm thủ tục giảm trừ thuế cho bạn thì bạn tự lên sở thuế (税務署) để làm thủ tục, lên đó hỏi thủ tục 還付申告 (かんぷしんこく) nhân viên sở thuế sẽ hướng dẫn chi tiết.

Trên Youtube của Cục thuế quốc gia (国税庁)cũng có hướng dẫn chi tiết cách viết điều chỉnh thuế cuối năm năm 2020

1) Cách viết  tờ「給与所得者の扶養控除等(異動)申告書」

 

2) Cách viết tờ 「給与所得者の基礎控除申告書 兼 給与所得者の配偶者控除等申告書 兼 所得金額調整控除申告書」

 

3) Cách viết tờ 「給与所得者の保険料控除申告書

 

4) Cách viết tờ 「給与所得者の住宅借入金等特別控除申告書」

 

5/5 - (1 bình chọn)

About Đậu Bắp

Đậu Bắp là nickname của mình. Hiện mình ở Nhật với tư cách visa lao động(Kỹ sư). Tất cả những bài viết, chia sẻ trên TsukuViet.Com là những nội dung chân thực, chính xác. Cảm ơn Bạn đã theo dõi blog của mình.

Xem tất cả bài viết của Đậu Bắp →