Trong bài 18 tiếp tục học về các thể động từ trong tiếng Nhật, đó là động từ thể từ điển (V る) & và các mẫu câu liên quan tới thể từ điển
Giới thiệu về thể nguyên mẫu (thể từ điển) của động từ
Thể nguyên mẫu (còn gọi là thể từ điển) là thể cơ bản (động từ gốc) của động từ, trong sách từ điển các động từ được trình bày ở thể này.
(1) Nhóm 1 → Ký hiệu G1 hoặc (I)
Là các động từ có kết thúc bởi các âm sau:
[-う] ]、 [-つ] 、 [-る] [-む] ]、 [-ぬ] 、 [-ぶ] [-す] ]、 [-く] 、 [-ぐ]
◈ Ví dụ :
(かいます ←) かう
(まちます ←) まつ
(とります ←) とる
(すみます ←) すむ
(しにます ←) しぬ
(よびます ←) まぶ
(はなします ←) はなす
(かきます ←) かく
(およぎます ←) およぐ
(2) Nhóm 2 → Ký hiệu G2 hoặc (II)
Là các động từ có dạng [-e る] [-i る]
◈ Ví dụ:
(たべます ←) たべる (ăn)
(みます ←) みる (xem)
Trừ một số động từ đặc biệt:
(かえります ←) かえる (trở về)
(しります ←) しる (biết)
(3) Nhóm 3 → Ký hiệu G3 hoặc (III)
Bao gồm 2 động từ:
(します →) する
(きます →) くる
Các mẫu câu liên quan tới thể động từ thể từ điển
1. Mẫu câu nói khả năng
Nができます
Vることできます
* Ý nghĩa: có thể làm…, biết làm…
* Cách dùng:
a) Trường hợp danh từ: danh từ được sử dụng phải có tính động tác (tức là những danh từ có thể ghép với します để trở thành động từ có nghĩa tương ứng ) như: 運転、 買、ダンス (gọi chung là danh động từ) … Ngoài ra, các danh từ chỉ về những khả năng như 日本語、ピアノ、スキー cũng có thể sử dụng.
◈ Ví dụ:
1) 運転が できます。
(Tôi biết/có thể lái xe)
2) ミラーさんは 日本語が できます。
(Anh Miler biết tiếng Nhật (có thể nói tiếng Nhật))
b) Trường hợp động từ: khi biểu thị một khả năng có thể làm được một chuyện gì thì phải thêm こと sau động từ thể nguyên mẫu để biến thành một nhóm danh từ.
(danh từ hóa)
◈ Ví dụ:
1)ミラーさんは 漢字を 読むことが できます。
(Anh Miler biết/có thể đọc được chữ Hán)
2)カードで 払うことが できます。
(Có thể thanh toán/trả tiền bằng thẻ)
Chú ý: Nghĩa của động từ できます
① Năng lực
漢字を 読むことができます。 ( Biết đọc chữ Hán)
② Khả năng
受付で タクシを 呼ぶことができます。 ( Có thể gọi taxi tại quầy lễ tân)
2. Mẫu câu nói sở thích gì
私の 趣味(し ゅ み)は N です
私の 趣味(し ゅ み)は V ること です
* Ý nghĩa: sở thích (của tôi) là…
* Cách dùng: – Nói về sở thích.
– Khi một danh từ không thể biểu hiện đầy đủ ý nghĩa thì ta có thể diễn tả dùng cách danh từ hóa để trình bày rõ, cụ thể hơn
◈ Ví dụ:
1) 私の趣味は 絵です。 (Sở thích của tôi là hội họa)
2)私の趣味は 絵を描くことです。 (Sở thích của tôi là (việc) vẽ tranh)
3)私の趣味は 絵を見ることです。 (Sở thích của tôi là (việc) ngắm tranh)
3. Mẫu câu “trước khi làm gì thì làm gì”
V1るまえに、 V2
N の まえに、 V2
Số tự (thời gian)まえに、 V2
* Ý nghĩa: làm V2 trước…, trước khi làm V1…
* Cách dùng:
a) Động từ
– Hành động thứ 2 diễn ra trước hành động thứ nhất.
– Không thay đổi theo thì của động từ. Nghĩa là khi thì của động từ thứ 2 là quá
khứ hay tương lai thì thì của động từ 1 luôn ở thể từ điển.
◈ Ví dụ
1) 日本へ 来る 前に、 日本語を 勉 強しました。
(Tôi đã học tiếng Nhật trước khi đến Nhật)
2) 寝る まえに、 本を 読みます。
(Trước khi đi ngủ, tôi đọc sách)
b) Danh từ
– Thêm trợ từ の ở giữa danh từ và まえに
– Danh từ đứng trước まえに là những danh từ biểu thị hành động
◈ Ví dụ
1)食事の まえに、手を洗います。
(Trước bữa cơm/Trước khi ăn cơm, (tôi) rửa tay.
2)講義の まえに、事務所へ 行ってください。
(Hãy đến văn phòng trước giờ học)
c) Số tự (thời gian)
– Đứng sau danh từ chỉ số thì không cần の
◈ Ví dụ
1)3年前に、 結婚しました。 (Tôi đã kết hôn cách đây 3 năm)
2) 田中さんは 1時間前に、 出かけました。 (Tanaka đã ra ngoài cách đây 1 tiếng)
4. Mẫu câu なかなか
* Ý nghĩa: mãi mà không…
* Cách dùng: luôn đi với động từ ở dạng phủ định
◈ Ví dụ
1) 日本で なかなか 馬を 見ることが できません。
(Ở Nhật, mãi mà tôi không thể nhìn thấy con ngựa nào)
2)バスが なかなか 来ません。
(Xe buýt mãi mà không thấy tới)
5. Mẫu câu ぜひ
* Ý nghĩa: nhất định
* Cách dùng: – được dùng để biểu thị sự hy vọng hay yêu cầu
thường đi với các dạng câu ほしいです、 V たいです、 V てください với ý nghĩa nhấn mạnh sự biểu thị
◈Ví dụ
1)ぜひ 北海道へ 行きたいです。 (Tôi rất muốn đi Hokkaido (nhất định sẽ đi))
2)ぜひ 遊びに 来てください。 (Bạn nhất định phải đến nhà tôi chơi đấy nhé!)