Trong ngữ pháp minnano nihongo bài 40 học chính về ngữ pháp thể nghi vấn và ngữ pháp かどうか mà rất quen sử dụng.
1. Trợ từ nghi vấn ~か
1.1 Trợ từ ~か là trợ từ nghi vấn đã học thường được đặt cuối câu nghi vấn:
A : 会議は 何時に 終わりますか。 Mấy giờ thì cuộc họp kết thúc
B : 分かりません。 Tôi không biết.
Bài này học:
(1) A+B = 会議は 何時に 終わりますか + 分かりません。
Mấy giờ thì cuộc họp kết thúc? + không biết
→ 会議は 何時に 終わるか、分かりません。
Không biết mấy giờ thì cuộc họp kết thúc.
(2) どうしたら いいですか + 考えてください。
Nên làm thế nào thì tốt? + hãy suy nghĩ
→ どうしたら いいか、考えてください。
Hãy suy nghĩ xem nên làm thế nào thì tốt.
(3) 神戸は どんな町ですか + しりません。
Kobe là thành phố như thế nào ? + không biết
→ 神戸は どんな町か、しりません。
Không biết Kobe là thành phố như thế nào.
Các ví dụ trên là câu hỏi với từ để hỏi được sử dụng như một thành phần trong câu..
Cách dùng:
1.3 Chú ý sự khác nhau giữa なにか trong ví dụ (1), (1’) và どこか trong ví dụ (2),(2’) sau:
(1) はこの中身は なにか、調べてください。
Hãy kiểm tra xem trong hộp có cái gì.
(1’) のどがかわきましたから、 なにか 飲みたいですね。
Vì khát nước nên muốn uống cái gì đó quá nhỉ
(2) おてあらいは どこか、 わかりません。
Không biết nhà vệ sinh ở đâu.
(2’) 今日は いい天気ですね。 どこか 行きますか。
Hôm nay trời đẹp quá. Bạn có đi đâu đó không?
2. Ngữ pháp かどうか
* Ý nghĩa: ~かどうか được sử dụng khi một câu văn nghi vấn không có từ nghi vấn trong thành phần câu.
* Cách dùng: Giống như trường hợp của ~か、~、 mệnh đề trước かどうか
Ví dụ:
(1) リーさんは 来ますか + 分かりません。
Ông Lee có đến không? + không biết
→ リーさんは 来るかどうか、分かりません。
Không biết ông Lee có đến không.
(2) まちがいが ありませんか + しらべてください。
Có lỗi sai không? + hãy kiểm tra
→ まちがいが ないかどうか、しらべてください。
Hãy kiểm tra xem có lỗi sai không.
A かどうかcó nghĩa là “là A, hay không phải là A”. Ví dụ (1) có nghĩa là “Ông Lee có thể đến và có thể không”
* Lưu ý: Trong ví dụ 2, người ta không dùng “まちがいが あるかどうか” mà dùng “ まちがいが ないかどうか” vì người nói hy vọng rằng không có sự nhầm lẫn nào.
3. Ngữ pháp V て みます。
(Thử làm việc gì đó)
* Ý nghĩa: Mẫu câu diễn đạt ai đó muốn thử làm việc gì để xem kết quả thế nào.
* Cách dùng: Trong mẫu câu này động từ đứng trước みます chia ở thể て. Vì みます nguyên thủy là một động từ nên cũng chia như các động từ khác.
Ví dụ:
日本の お酒を飲んでみたいです。 Tôi muốn uống thử rượu của Nhật
ちょっとこの店に 入ってみよう。 Chúng ta hãy thử vào quán này một chút đi.
このズボンに 入ってみても いいですか。 Tôi có thể mặc thử chiếc quần này không?
4. Đổi tính từ thành danh từ trong tiếng Nhật
A い → A さ
Ta có thể biến một tính từ đuôi い sang danh từ trừu tượng miêu tả tính chất, trạng thái bằng cách đổi đuôi い thành さ.
Ví dụ:
高い (cao) → 高さ (độ cao) * Đặc biệt いい(tốt) → よさ(cái tốt)
新しい (mới) → 新しさ (sự mới, cái mới)
山の高さは どうやって はかるか、知っていますか。
Bạn có biết làm thế nào để đo được độ cao của núi không?
Ở trên là toàn bộ ngữ pháp minnano nihongo bài 40, để xem thêm từ vựng bài 40 thì xem ở link dưới