Văn cúng ông Công ông Táo 2022 ngày 23 tháng chạp

ong cong ong tao

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông – một bà, là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng Ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.

Lễ Vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng ông Táo gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).

Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn.

Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng.

Để đơn giản, có khi người Việt chỉ cúng tượng trưng một chiếc mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

mu ong cong ong tao

Thời điểm cúng ông Công ông Táo

Trước 12 giờ trưa (giờ chính Ngọ)

Cúng ông Công, ông Táo ở đâu

Cúng ở trên nhà và ở bếp

Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Chính vì thế, vào ngày này, các gia đình thường làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời một cách chu đáo với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn. Các gia đình sẽ chuẩn bị nghi lễ tươm tất với bài cúng ông Táo và các lễ vật khác nhau.

ca chep cung ong tao

Văn khấn cúng ông Công ông Táo như thế nào là đúng? mỗi người có một cách khấn cúng khác nhau, do ông bà, bố mẹ, dạy cách cúng khấn ông Công, ông Táo. Với những người chưa cúng ông Táo bao giờ thì có thể tham khảo bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

ca chep giay

Có thể sử dụng cá chép giấy thay cá chép thật.

ca koi nhat ban

Không nên sử dụng cá koi Nhật Bản thay cá chép

Ở Nhật nhiều người mua nhà bên này, không biết có ai còn giữ văn hóa Việt cúng ông Công ông Táo ở Nhật nữa hay không? nên chuẩn bị đồ cúng theo văn hóa Việt, để giữ văn hóa Việt, và để giáo dục cho con cái thì hơn. Không nên sử dụng cá koi của Nhật vì không đúng với văn hóa Việt Nam.

Cúng ông Công ông Táo là nét đẹp văn hóa Việt Nam, cuộc sống ngày càng hối hả, bề bộn. những dịp tết cổ truyền, giúp chúng ta sống chậm lại, và cũng là cơ hội để các thế hệ các con sinh ra ở nước ngoài học về văn hóa Việt Nam.

※ Hình ảnh trong bài viết có tham khảo trên mạng.

About Đậu Bắp

Đậu Bắp là nickname của mình. Hiện mình ở Nhật với tư cách visa lao động(Kỹ sư). Tất cả những bài viết, chia sẻ trên TsukuViet.Com là những nội dung chân thực, chính xác. Cảm ơn Bạn đã theo dõi blog của mình.

Xem tất cả bài viết của Đậu Bắp →