Nhật Bản là nước có nền văn hóa lễ nghĩa được duy trì từ xa xưa, và được thể hiển trong lời ăn tiếng nói. Trong tiếng Nhật có thể văn thông thường (cách nói suồng sã) cách nói lịch sự, cách nói tôn kính, cách nói khiêm nhường.
Trong phạm vi ngữ pháp minnano nihong bài 20 sẽ học về thể văn thông thường và lịch sự
1. Thể văn thông thường và thể văn lịch sự
– Thể lịch sự: là cách nói mà kết thúc câu luôn là –desu (với tính từ, danh từ) và –masu (với động từ) và các dạng phái sinh của nó (-deshita, -dewa arimasen, -masen, -mashita)
– Thể thông thường: là cách nói không có –desu hay –masu. Dùng luôn dạng cơ bản, dạng gốc và các dạng phái sinh dạng ngắn của các loại từ đó.
* Cách dùng thể thông thường, lịch sự trong tiếng Nhật:
Thể lịch sự
① Người lớn tuổi
② Người gặp lần đầu tiên
③ Cấp trên
④ Mình là nhân viên mới
⑤ Trong các sự kiện nghiêm túc (họp hành, phát biểu…)
Thể thông thường
a. Người kém tuổi
b. Người ngang tuổi
c. Bạn thân
d. Người trong gia đình
Chú ý:
(1) Trong trường hợp từ ① đến ⑤ mà sử dụng thể thông thường thì bị coi là thất lễ.
(2) Người Nhật đối với người nước ngoài hay nhân viên lâu năm khi chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên mới để thể hiện sự thân mật tùy thuộc vào ý đồ vẫn có thể sử dụng được thể thông thường.
(3) Từ a~d, cũng tùy thuộc vào trường hợp vẫn có thể sử dụng thể lịch sự
Ví dụ:
a: muốn giáo dục con nhỏ
b: trước khi gặp gỡ biết nhau
d: xưng hô với bố mẹ
Cách chia thể lịch sự và thể thông thường trong tiếng Nhật
☆ Thể văn lịch sự và thông thường của động từ, tính từ, danh từ
☆ Thể văn lịch sự và thông thường của các nhóm từ ngữ theo sau
Chú ý:
Khi đổi những câu được nối với nhau bằng から hay が、けど(thường sử dụng trong hội thoại) thành thể văn thông thường thì tất cả các từ lịch sự trong câu phải được đổi sang thể thông thường.
1)おなかが 痛いですから、 病 院へ 行きます。
→ おなかが 痛いから、 病 院へ いく。
2) 日本の食物は おいしいですが、 高いです。
→ 日本の食物は おいしいが、 高たかい。
◈Thể thông thường của はい、いいえ
はい → うん
いいえ → ううん